Khai thác, đánh bắt hải sản
quản trị
2023-03-28T22:27:08-04:00
2023-03-28T22:27:08-04:00
//jcyty.com/vi/news/nganh-nghe-dao-tao/khai-thac-danh-bat-hai-san-129.html
/themes/egov/images/no_image.gif
chơi bài trực tuyến dialogoupr
//jcyty.com/uploads/logo.png
Khai thác, đánh bắt hải sản là ngành, nghề chuyên sử dụng ngư cụ, tài thuyền và trang thiết bị trên tàu để khai tác nguồn lợi hải sản trên biển.
1. Giới thiệu chung:
Khai thác, đánh bắt hải sản là ngành, nghề chuyên sử dụng ngư cụ, tài thuyền và trang thiết bị trên tàu để khai tác nguồn lợi hải sản trên biển.
Người làm nghề Khai thác, đánh bắt hải sản thực hiện các công việc thiết kế, thi công ngư cụ; lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng các thiết bị điện tử trên tàu cá; quản lý khai thác hải sản; quản lý cảng cá, có thể được bố trí làm thủy thủ hoặc quản lý trên các tàu khai thác hải sản.
Sau khi tốt nghiệp, người học có thể làm việc tại: Các cơ sở sản xuất và kinh doanh ngư cụ, thiết bị điện tử trên tàu cá; Ban quản lý cảng cá và các cơ quan quản lý về nghề các hoặc tham gia vào các hoạt động đánh bắt hải sản, có thể đảm nhiệm được chức danh thủy thủ trưởng hoặc thuyền phó trên tàu khai thác hải sản.
Sau khi tốt nghiệp, người học được tham dự các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, huấn luyện thuyền viên để được cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn theo quy định của Quyết định số 31/2008/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; và có thể làm việc trên các tàu vận tải hàng hóa như ngành Điều khiển tàu biển.
2. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Thiết kế ngư cụ;
- Thi công ngư cụ;
- Lắp đặt, vận hành thiết bị điện tử hàng hải trên tàu cá;
- Khai thác hải sản: bằng lưới rê, lưới vây, lưới kéo, lưới chụp, lồng bẫy, câu vàng, câu tay;
- Dịch vụ hậu cần nghề cá;
- Quản lý khai thác hải sản;
- Quản lý cảng cá.